Những câu hỏi liên quan
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá con người của tác giả Nam Cao được thể hiện qua câu nói.

2. Thân Bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Giải thích từ ngữ khó

+ "cố tìm mà hiểu họ"

+ "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...

- Giải thích nội dung câu nói: Thể hiện quan niệm của tác giả Nam Cao về cách nhìn người, thấu hiểu và đánh giá con người.

b. Bàn luận, chứng minh vấn đề nghị luận

Video Player is loading.

Play

- Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật để thể hiện quan niệm trên:

+ Lão Hạc: Lừa bán Cậu Vàng để duy trì tài sản cho con trai, sau đó vì mặc cảm tội lỗi nên đã xin bả chó để tự vẫn, nhưng ban đầu ông giáo và mọi người đều hiểu nhầm lão Hạc xin bả chó để tiếp tục duy trì cuộc sống.

+ Vợ ông giáo: Gắt gỏng trước thái độ giúp đỡ của ông giáo dành cho lão Hạc và luôn nhìn lão Hạc là một người gàn dở.

- Trong thực tế cuộc sống hằng ngày:

+ Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người.

+ Khi thấu hiểu người khác, chúng ta sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp của người khác và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

+ Nếu sống thiếu đi sự thấu hiểu, con người sẽ chỉ nhìn thấy những điều tầm thường và xấu xa và sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được ý nghĩa của việc đánh giá người khác bằng sự thấu hiểu, cảm thông.

- Luôn đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình yêu thương và lòng nhân ái.

- Lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

3. Kết Bài

Đánh giá tính đúng đắn và bài học triết lí trong câu nói của nhà văn Nam Cao.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

  

Đề bài: Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

em hieu nhu the nao ve cau noi trong lao hac chao oi doi voi nhung nguoi song quanh ta

Suy nghĩ về câu nói trong lão Hạc: Chao ôi đối với những người xung quanh chúng ta...
 

Bài Văn Mẫu Em Hiểu Như Thế Nào Về Câu Nói Trong Lão Hạc: Chao Ôi, Đối Với Những Người Sống Quanh Ta...

Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.

Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.

Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.

-------------------HẾT---------------------

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Văn Tuấn
14 tháng 10 2021 lúc 20:53
ÔpÔOĐÔIƠEƠIEuơLUƠe
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
5736 NPCgame
Xem chi tiết
Li An Li An ruler of hel...
3 tháng 1 2022 lúc 15:16

   Những câu văn trên khiến người đọc phải suy nghĩ trằn trọc . "Cố tìm hiểu họ" là hành động của con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động thậm chí là thông cảm trước sai lầm của người khác. "Gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,..." là cách đánh giá con người theo cách bề nổi bên ngoài, đánh giá một cách phiến diện. Những câu văn trên là những bài học về cách nhìn đời, nhìn người khác phải bằng đôi mắt thấu hiểu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của họ, bị cuộc sống toan tính, đời thừa che lấp mất. 

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 1 2022 lúc 15:18

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Bình luận (0)
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 8 2016 lúc 17:08
"Đối với những người ở quanh ta, ...không bao giờ ta thương.":Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ".Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ.Nếu không "cố tìm mà hiểu họ", ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác.Cần phải hiểu được "Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa" và "cái bản tính tốt của người ta" thường bị "che lấp" bởi "những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ"; bởi thế cần có sự cảm thông với họ."Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận": cách ứng xử bao dung, độ lượng bằng tình thương, lòng nhân ái.

-> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
26 tháng 8 2016 lúc 17:08
"Đối với những người ở quanh ta, ...không bao giờ ta thương.":Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ".Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ.Nếu không "cố tìm mà hiểu họ", ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác.Cần phải hiểu được "Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa" và "cái bản tính tốt của người ta" thường bị "che lấp" bởi "những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ"; bởi thế cần có sự cảm thông với họ."Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận": cách ứng xử bao dung, độ lượng bằng tình thương, lòng nhân ái.

-> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo.

Bình luận (0)
Đạt Trần
25 tháng 10 2017 lúc 5:29

Có những tác phẩm đọc xong , ta quên ngay, nhưng cũng cỏ những tác phẩm đọc xong, ta bồi hồi xao xuyến như vừa chia biệt một người thân, vừa mất mát một tài sản vô giá, vừa hận lại vừa muốn khóc!! Đó là tâm trạng tôi khi đọc xong " Lão Hạc" của Nam Cao. Lão Hạc đã chết, và bao nhiêu lão Hạc đã chết ? Tôi nào biết, nhưng tôi mãi nhớ Nam Cao và Lão Hạc của Nam Cao!

Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao với tác phẩm "Lão Hạc? của ông đã đưa ra nhiều ý kiến nhìn nhận về lão Hạc để rồi cuối cùng khéo léo đưa ra quan điếm vê cách nhìn nhận đánh giá con người, đồng thời đó cũng là quan đìểm sáng tạo của ông. "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở...". Bằng ngòi bút linh hoạt xuất sắc, cả tác phẩm "Lão Hạc" của ông đâ toát lên quan điểm đó một cách thầm kín mà sâu xa.

Ở bản thân lão Hạc, cái hình thức bên ngoài khá mâu thuẫn với bản chất bên trong của lão. Chính vì vậy, để đạt được một hình ảnh lão Hạc có sức thuyết phục lớn như ngày nay chắc chắn Nam Cao phải có sự đồng cảm sâu sắc với quần chúng lao khổ.

Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều nhìn nhận lão Hạc với một quan điểm riêng. Vợ ông giáo nhìn nhận lão Hạc chỉ từ một hướng. Khỉ ông giáo nói chuyện về lão Hạc, thị gạt phắt đi "Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ".

Vợ ông giáo hiểu một cách nông cạn về lão Hạc quá! Thị đâu biết rằng, lão để dành tiền lại là để khỏi liên lụy đến hàng xóm sau này khi làm ma cho lão. Bởi lão biết rằng, những người láng giềng cũng nghèo như lão mà thôi. Lão là một con người sống biết lo xa, sống hôm nay mà đã nghĩ ngày mai. Vậy mà vợ ông giáo đã hiểu lão Hạc một cách lầm lẫn, ông giáo rât buồn, nhưng ông không trách vợ "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi ". Rất cụ thể, Nam Cao đưa ra dẫn chứng: "Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?" Đúng vậy, đau chân còn có lúc đỡ, lúc khỏi, chứ cái nghèo đói nó cứ bám riết lấy con người ta. Và ắt hẳn vợ ông giáo "chằng còn nghĩ gì đến ai được nữa; người ta xuất phát vốn là một người tốt - vợ ông giáo cũng vậy nhưng "cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất". Thế đấy, một con người như thế thì làm sao hiểu nổi người khác, nhất là một người phức tạp như lão Hạc.

Cũng như lão Hạc và vợ chồng ông giáo, Binh Tư xuất phát cũng là một người nông dân. Nhưng không chịu nổỉ cuộc sống lương thiện để rồi suốt đời nghèo khổ, Binh Tư đã quay mặt với cái thiện. Từ lâu, Binh Tư đả "vốn không ưa lão Hạc bởi lão lương thiện quá". Khi nhìn nhận về lão Hạc, Nam Cao cũng đã để cho một con người Binh Tư suy nghĩ về lão: "Lão làm bộ đấyỊ Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó". Qua câu nói đầy ẩn ý của Binh Tư, ta tưởng chừng như Binh Tư lại chính là người hiểu lão Hạc. Nhưng trước cái chết của lão Hạc, ta mới thấy Binh Tư đã hiểu về lão Hạc một cách rất sai lệch. Binh Tư vốn là một tên dùng bả chó để ăn trộm cho nên phải chăng hắn nghĩ rằng người ta dùng bả chó chỉ để làm cái việc xấu xa giống hắn. Thế đấy, vẫn với "một cái chân đau", Bỉnh Tư cũng đã nhìn nhận con người chỉ qua hình thức bên ngoài.

Xuyên suốt câu chuyện lả cả một quá trình tìm hiểu lão Hạc của ông giáo. Kết lại câu chuyện cũng là những suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc nói riêng, và cuộc đời bần cùng hóa của người nông dân nói chung.

Ông giáo, nhân vật "tôi" chính là người kể chuyện có những nét rất gần gũi với Nam Cao. Tuy "tôi" không hoàn toàn đồng nhất với Nam Cao nhưng đã phần nào mang hình mẫu của tác giả. Bản thân ông giáo cũng phải có cả một quá trình khám phá để nhận biết lão Hạc. Lúc đầu, ông cho lão Hạc là một con người lẩm cẩm, nói đi nói lại mỗi chuyện con chó và "trong lòng tôi rất dửng dưng". Con chó mà lão thường nhắc đến với một tình cảm hiếm có thì ông giáo cho rằng: "Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu so với tôi quý năm quyển sách của tôi", về sau qua câu chuyện lão Hạc kể, ông giáo cũng đã hiểu thêm phần nào lão Hạc: "Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão". Thế rồi dần dần, sau khi Lão Hạc bán con chó, ông giáo đã hiểu lão Hạc nhiều hơn. Nhìn bộ mặt "cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước" của lão Hạc, ông giáo đã "muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc". Ồng giáo đã có sự đồng cảm, xót xa sâu sắc với lão Hạc và "tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa". Tuy ông giáo mới chỉ dừng lại ờ mức hiểu và thông cảm cho lão Hạc nhưng cũng đã mất đi một thời gian tìm hiểu. Khi thêm một cuộc đối thoại nữa với lão Hạc thì ông giáo đã có một bước nhận thức sâu hơn về lão Hạc, nể phục lão Hạc, nhưng cũng sau cái lần gửi hết tiền và mảnh vườn cho ông giáo, lão Hạc "chỉ ăn khoai", rồi dần dần lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông giáo muốn giúp đỡ lão Hạc nhưng mà sự giúp đỡ đều vô ích bởi "Lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần". Đúng vào lúc đó thì cái tin thì thầm của Binh Tư: "Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa, nếu trúng lão với tôi uống rượu" đủ khiến ông giáo cũng phải lầm tưởng: "Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?. Và ông đã phải thốt lên răng: "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn"...

Nhưng ngay sau đó, trước cái chết của lão Hạc, quan điểm của ông giáo đã khác hẳn: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Tại sao lão Hạc lại phải chọn cái chết tàn khốc như vậy — một cái chết sáng tỏ nhân cách cao thượng, lão đã chọn một cái chết cũng vật vã và thương đau như cuộc đời lão, "chằng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có hai người hiểu "Nhưng nói ra làm gì nữa. Vậy thì cuộc đời này vẫn chẳng đáng buồn làm sao. Bởi sao những ngưởi như lão Hạc không được sống hạnh phúc. Tuổi lão Hạc lẽ ra giờ đây phải được quây quần quanh con cháu hưởng thụ phần cuối của cuộc đời. Vậy mà... lão Hạc ơi, cùng với các nhân vật trong truyện, bây giờ người đọc mới thực sự hiểu nổi lão. Con người lão phức tạp quá! Nhìn hình thức bên ngoài, ta không thể hiểu bản chất bên trong của lão rằng: lão đang nghĩ gì, lão sẽ làm ai? Cũng đã có những người hiểu về lão Hạc một cách nông cạn như thế nhưng đều bởi vì họ có "một cái chân đau. Đây cũng chính là nét đặc sắc trong tác phẩm của Nam Cao. Khác với chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, chị đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn và ai nhìn vào chị cũng thấy đẹp; mỗi nhân vật trong "Lão Hạc? nhìn nhận lão với ý kiến riêng của mình và không phải ý kiến nào cũng tốt đẹp. Nhưng dường như trước cái chết của lão Hạc, mọi người đều đã vỡ lẽ ra, bởi vì "Hình như tấm lòng của Nam Cao muốn viết về con người, cho con người sâu hơn, rộng hơn cái anh đã viết ra." (Kim Lân). Ống quan niệm mỗi con người đều có một góc cạnh, và quả thật trong cuộc sống, con người có những góc cạnh như thế. Cuối cùng, lão Hạc cũng đã chết – chết "vinh" – chết như lão đã từng sống.

Những người nông dân trong trang viết của Nam Cao cũng rất đa dạng, tốt có xấu có. Có những người sống vì người khác không màng danh lợi cho riêng mình như ông giáo. Nhưng cũng có những người vì khổ quá nên "chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa", sống ích kỉ, sống cho riêng mình như vợ ông giáo. Và có cả những người giữa cảnh tranh tối tranh sáng của sã hội đương thời đã phải từ bỏ cái gốc người nông dân, quay mặt với cái thiện như Binh Tư.

"Cái chết dữ dội như con chó dại ấy là cái chết của con người nặng yêu thương, trọng nghĩa tình. Nó khép lại thiên truyện nhưng không đè nặng tim tôi như cái chết Chí Phèo…" Cô giáo Hoàng Thị Phương đã nói thế! Nhưng người viết bài này lại khóc cho Lão Hạc của Nam Cao, muốn làm văn tế lão Hạc và thương tiếc, xót xa cho bao nhiêu người cha Việt Nam mãi mãi!

Thế đấy, cuộc sống xã hội này phức tạp lắm thay. Và để sống giữa một xã hội như thế, ta không thể không "cố mà tìm hiểu những người ở quanh ta". Trải qua thời gian nhưng cùng với tác phẩm "Lão Hạc" của mình, quan điểm của Nam Cao đã trở thành bất hủ, và hình tượng Lão Hạc vẫn còn mãi trong văn học Việt Nam. Tôi ước gì lão Hạc đã được đi cấp cứu, trở về ngôi vườn, ăn cháo của ông bà giáo và đón trai mình trở về nhà!

Bình luận (1)
Nguyễn Thảo Huyền
Xem chi tiết
Trần Hồ Hoài An
Xem chi tiết
Nhóc Xử Nữ
Xem chi tiết
Phạm Minh Hoàng
30 tháng 3 2018 lúc 22:02

"Xung quanh ta có những người mà chúng ta quen biết. Về vẻ bề ngoài thì người ta xấu nhưng thực chất bên trong họ có những hành động vì mình. Nếu không tìm hiểu thì chúng ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...chúng ta chỉ thấy có rất nhều cớ cho người ta tàn nhẫn mình. Nhưng sự thật, họ lại là người đáng thương...chỉ vì chỉ vì người ta bị nỗi lo lắng, buồn đau, ... đều bị che lấp."

Nếu thấy bài mình hay thì viết vào mình chỉ có lớp 5.

Bình luận (0)
Huyen anhh
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 10 2021 lúc 11:06

Tham khảo:

Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.

Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.

Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.

Bình luận (0)
Võ Thị Mai Thơm
Xem chi tiết
Nhók Bướq Bỉnh
10 tháng 11 2016 lúc 17:31
1.Mở bài: -Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể.-Đặt vấn đề:Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên.2.Thân bàia. Giải thích nội dung của đoạn văn:+ Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:+ Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm- Bán một ***** mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.- Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.- Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…- Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ.- Xin bả chó.+ Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc Thị gạt phắt đi”.+ Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.+ Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một ***** mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…”Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài:- Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương ***** và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị.- Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nì giận”.® Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời , con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này.3.Kết bài: -Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả.- Suy nghĩ của bản thân em... 
Bình luận (2)
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Thảo Phương
21 tháng 10 2016 lúc 18:36
1.Mở bài: -Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể.-Đặt vấn đề:Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên.2.Thân bàia. Giải thích nội dung của đoạn văn:+ Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:+ Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm- Bán một ***** mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.- Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.- Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…- Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ.- Xin bả chó.+ Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc Thị gạt phắt đi”.+ Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.+ Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một ***** mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…”Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài:- Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương ***** và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị.- Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nì giận”.® Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời , con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này.3.Kết bài: -Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả.- Suy nghĩ của bản thân em...
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 10 2019 lúc 11:06

- Đây là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý:

   + Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người.

   + Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải "cố tìm hiểu"

   + Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ

- Là cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người.

   + Tránh những mâu thuẫn bằng sự thấu hiểu và vị tha.

Bình luận (0)